+682 votes
,post bởi
edited

Thời xưa, chu sa được mài ra làm mực đỏ gọi là son để chấm bài viết hoặc đánh dấu. Khi có các trường hợp sốt nóng, có kích động, người ta thường mài nước son cho uống có tác dụng thanh nhiệt tả hoả an thần. Hiện nay, trong dân gian, người ta vẫn dùng chu sa và từ thạch để điều trị các trường hợp động kinh, sốt cao co giật.

Thần sa cũng là sa thạch, được khai thác ở Hồ Nam, được coi là tốt hơn; là do chúng có tỷ lệ selen cao hơn.

Về thành phần hóa học, chu sa, thần sa chứa Sunfua thủy ngân (thành phần chủ yếu) và selenua thủy ngân (tỷ lệ thấp). Theo Đông y, chu sa, thần sa vị ngọt, tính hơi hàn; vào kinh Tâm. Công năng yên hồn phách, định kinh giản, sáng mắt, giải độc. Chữa điên cuồng kinh quý (sợ, hồi hộp), mất ngủ, ác mộng, thông huyết mạch; dùng ngoài trị sang độc (mụn nhọt độc).

Cách dùng và liều lượng: 1 – 3 phân (0,3 – 0,95g), phần nhiều cho vào thuốc hoàn tán; dùng ngoài lượng vừa đủ, nghiền đắp vào chỗ đau.

ĐIỆN THOẠI MUA CHU SA - THẦN SA : 0985364288

2 Answers

+754 votes
,post bởi

Chu sa dùng để làm gì?

Do độc tính mạnh nên Tây Y hiếm khi sử dụng chu sa để làm thuốc. Trước đây, chu sa thường được bào chế ở dạng thuốc mỡ 10% để trị bệnh giang mai.

Hiện nay khi thu hoạch chu sa thiên nhiên, người ta thường đem nung chảy để lấy thủy ngân. Thủy ngân thường được sử dụng để làm nhiệt kế, phong vũ kế, tích điện kế, làm đèn huỳnh quang, thuốc trừ sâu,…

Ngược lại, Đông Y sử dụng thần sa và chu sa trong nhiều bài thuốc có tác dụng an thần và trấn tĩnh. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính rất mạnh, do đó bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc

,post bởi
BÁN BUÔN, BÁN SỈ CHU SA CHẤT LƯỢNG CAO UY TÍN 0985364288
,post bởi
Ngộ độc thủy ngân và cách xử trí

Sử dụng chu sa (thần sa) có thể gây ra một số biểu hiện nhiễm độc thủy ngân như răng lợi sưng, miệng có vị kim loại, người bứt rứt không yên, chân tay rung giật, tiêu chảy, đau bụng, ăn không ngon, suy giảm tính dục và chức năng gan, thận.

Cách xử trí:

Sử dụng dung dịch bicacbonat natri 2% hoặc dùng nước ấm rửa bao tử.

Uống nước sắc từ hạt đậu xanh hoặc cho bệnh nhân uống sữa lòng trắng trứng.

Dùng bài Hoàng liên giải độc thang (bao gồm chi tử, hoàng bá, hoàng liên và hoàng cầm mỗi vị 8 – 12g) gia thêm kim ngân hoa để giải độc.

Ngoài ra nếu có thể, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được xử lý kịp thời.

Chu sa có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên vị thuốc này chứa độc tính mạnh, có thể gây ngộ độc cấp và nhiễm độc khi sử dụng. Do đó bạn cần cẩn trọng và tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc trong thời gian dùng thuốc.
+198 votes
,post bởi

ĐÙA VỚI TỬ THẦN?

Thần sa còn có nhiều tên gọi khác như chu sa, đơn sa. Thần sa là một trong những thành phần làm nên bài thuốc An cung ngưu hoàng lâu nay được xem là sản phẩm phòng chống và điều trị tai biến mạch máu não bậc nhất của y học cổ truyền (vừa qua các cơ quan chức năng phát hiện trong An cung ngưu hoàng có chứa hàm lượng kim loại độc như chì, thủy ngân, thạch tín… gấp hàng nghìn lần cho phép-PV).

Trong Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc, TS sinh học Võ Văn Chi ghi thần sa hay chu sa "có nguồn gốc nhiệt dịch, có trong các mỏ Hg và Hg - Sb, đôi khi có trong các mạch thạch anh chứa vàng, thường gặp trong các mạch không sâu và ở những dạng thấm trong đá, thường biểu hiện dưới dạng khối, bột, hạt, vết bám và có khi dạng kim nhỏ".

Theo TS Võ Văn Chi, thần sa là khoáng vật quặng duy nhất của thủy ngân. Người ta phân biệt chu sa thường ở thể bột đỏ, còn thần sa thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ hay đỏ tươi. Theo ông Bùi Văn Cứ (Hội Hóa học TP HCM), thành phần chủ yếu của thần sa là sulfur thủy ngân HgS, thường lẫn một số tạp chất khác như thư hoàng, quặng phosphat, nhựa đường, selen… Thần sa bay hơi dưới tác dụng của lửa củi.

Đông y ghi: thần sa có vị ngọt, hơi hàn, có tác dụng an thần, trấn kinh, giải độc, chống co giật mạnh và kéo dài giấc ngủ. Với đặc tính ấy, thần sa thường được dùng trị điên giản, kinh phong, tâm phiền mất ngủ, ngủ hay mê, giật mình, trẻ con khóc đêm, trúng độc, lở ngứa, ghẻ nấm. Dùng uống trong, với liều 0,30 đến 1g một ngày dưới dạng bột hay thuốc viên hoặc hấp với tim lợn cho ăn. Dùng ngoài tán bột xoa rắc. 

Các lương y cho biết, chuyện dùng thần sa cho vào quả trứng gà làm bột đắp mặt theo "xì-tai" (style-phong cách-PV) của Dương Quý Phi hay Từ Hy Thái Hậu, không thấy được đề cập trong y văn. Chuyện dùng thần sa cho thằn lằn ăn để tạo nên cái gọi là biệt dược "thủ cung sa" đặng đánh đấu - kiểm tra trinh tiết của phụ nữ, càng chẳng thấy y văn, tài liệu nào đề cập.

Các lương y chỉ biết rằng, thần sa là vị thuốc cực độc (bảng B), người bệnh không được tự ý dùng: "Người ở thể hư hàn, ỉa chảy, tuyệt đối không dùng thần sa. Khi dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ bị ngộ độc" - lương y Nguyễn Thái Bình (quận 12), lưu ý.

Trong quá trình thu thập thông tin về những mối hại của việc tự ý sử dụng thần sa trị bệnh, chúng tôi biết được câu chuyện hơn 1 năm trước. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận một bé trai được đưa đến cấp cứu trong tình trạng thất thần, mệt mỏi, bụng chướng, đi ngoài phân đỏ... và có dấu hiệu ngưng thở. Hỏi ra bác sĩ mới biết bé bị động kinh, đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trong quá trình điều trị, nghe nhiều người mách bảo, thần sa là thuốc an thần chống co giật rất tốt, nên bố mẹ bé đã tự ý cho con dùng thần sa mà không ý thức được sự nguy hại. Dùng được vài ngày thì bé rơi vào trạng thái nguy kịch. May mà tình trạng ngộ độc của bé chưa nặng nên sau 3 tuần điều trị bé được cho xuất viện.

Được biết hiện nay, nguồn thần sa -chu sa được bán tại Việt Nam đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cần nói rõ rằng khi chúng tôi hỏi thăm chị Mỹ Dung, ông Tương và một số người khác đang quay cuồng với biệt dược thần sa rằng họ nắm được thông tin dùng thần sa làm đẹp, chữa bệnh này bệnh nọ từ đâu thì họ vô tư trả lời rằng qua đọc và nghiên cứu trên các trang mạng xã hội chuyên về lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp.

Nhấp chuột vào một số trang như thế, chúng tôi tá hỏa trước vô số lời lẽ tán dương tác dụng chữa bệnh siêu hạng của không chỉ thần sa, mà của nhiều loại cỏ cây hoa lá, cùng các khoáng vật khác. Thứ nào cũng được gắn với chức năng diệt ung thư này, trừ ung thư nọ mà không nói về những chống chỉ định, tác dụng phụ hay cảnh báo

...