+624 votes
,post bởi (3.1k điểm)

TẠI SAO HEN SUYỄN NẶNG HƠN KHI BỊ CẢM LẠNH?

1 Answer

+482 votes
,post bởi (2.8k điểm)

Hen suyễn là một bệnh mạn tính của hệ hô hấp khiến người bệnh khó thở. Bệnh lý này gây ra bởi các tác nhân khác nhau trong môi trường như phấn hoa, bụi và nấm mốc. Có đến 334 triệu người trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn. Thông thường, một số loại virus có thể làm cho bệnh hen suyễn của người bệnh thêm tồi tệ hơn như cảm lạnh, cúm, dị ứng và Covid-19.

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên và do virus human rhinovirus (HRV) gây ra. Các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm thường đi kèm biểu hiện như bị ho, đau họng và sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Hai dạng bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh mạn tính đang mắc phải, ví dụ như hen suyễn.

Cảm lạnh và cúm thường khỏi sau 10-14 ngày. Theo chuyên gia y tế, các bệnh do nhiễm virus gây ra không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do đó, CDC Mỹ khuyến nghị người bệnh nên dùng thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc ho và cảm lạnh tùy theo độ tuổi nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh hen suyễn cũng mang đến nguy cơ xuất hiện những biến chứng của bệnh cúm. Nếu người bệnh đang mắc phải tình trạng cúm nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị như dùng thuốc kháng virus để giúp cải thiện các triệu chứng nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng.

<!--[if IE 9]><![endif]--> <!--[if IE 9]><![endif]--> Những triệu chứng liên quan đến hen suyễn có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn mắc bệnh do virus gây ra. Ảnh: Freepik
Những triệu chứng liên quan đến hen suyễn có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn mắc bệnh do virus gây ra. Ảnh: Freepik

Dị ứng

Khi người bệnh có tiền sử bị hen suyễn, họ sẽ có nguy cơ lên cơn hen suyễn cao hơn nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các tác nhân phổ biến gây bệnh hen suyễn dị ứng ở trẻ em và người lớn là phấn hoa, mạt bụi, gián, lông thú cưng, một số loại thuốc và bào tử nấm mốc.

Theo nhà khoa học lý giải, nguyên nhân do các chất gây dị ứng khi đi vào cơ thể sẽ làm kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch, khiến đường thở sưng lên, gây khó thở. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng sẽ bao gồm: mất phương hướng, nôn mửa, sốc phản vệ. Để phòng tránh rủi ro này, người bệnh nên sử dụng ống hít và tránh các yếu tố khởi phát để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng hen suyễn.

Covid-19

Covid-19 do virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và gây ảnh hưởng đến phổi. Vì lý do này, những người mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ nhập viện cao hơn nếu họ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Covid-19. Thông thường, các triệu chứng của Covid-19 có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng những người bị hen suyễn từ trung bình đến nặng có thể gặp phải tình trạng ho, thở khò khè, thở gấp hoặc khó thở.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc chống viêm, thuốc chống virus hoặc thuốc chứa kháng thể đơn dòng để giúp cơ thể xác định virus và chống lại nó nhanh chóng hơn. Ngoài ra, người bệnh hen suyễn cũng có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm ngừa vaccine phòng bệnh cúm và Covid-19, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng,...

Theo chuyên gia y tế khuyến nghị, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát được qua lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu giao mùa kèm không khí lạnh và khô sẽ là thách thức cho bệnh lý này vì người bệnh sẽ có nhiều khả năng đối mặt với nguy cơ nhiễm virus hơn. Chính vì vậy, mỗi người cần tuân thủ kế hoạch điều trị hen suyễn, tránh các tác nhân gây bệnh và dùng thuốc điều trị hen suyễn theo phác đồ điều trị.

Huyền My (Theo Verywell Health)

LINK GỐC

...