+155 votes
,post bởi (3.2k điểm)

PHẢI MẤT 3 NGÀY ĐỂ G20 RA TUYÊN BỐ CHUNG

1 Answer

+70 votes
,post bởi (2.8k điểm)

"Nhiều thành viên lên án mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, cho rằng đây là nguyên nhân đang cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu", tuyên bố chung sau hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 do Indonesia công bố ngày 16/10 có đoạn. Indonesia đang là quốc gia chủ tịch G20, nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

<!--[if IE 9]><![endif]--> <!--[if IE 9]><![endif]--> Bộ trưởng Tài chính Indonesia Mulyani Indrawati và thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia Perry Warjiyo họp báo tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng Thế giới ở Washington, Mỹ, ngày 13/10. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Mulyani Indrawati (trái) và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Perry Warjiyo họp báo tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng Thế giới ở Washington, Mỹ, ngày 13/10. Ảnh: AFP.

Khủng hoảng Ukraine là một trong những bất đồng lớn khiến tuyên bố chung được đưa ra ba ngày sau hội nghị diễn ra ngày 12-13/10 tại Washington. Thông thường, tuyên bố chung được G20 công bố vài giờ sau khi cuộc họp kết thúc, cho thấy sự đồng thuận của các thành viên.

Tuy nhiên, G20 ngày càng khó có tiếng nói chung, từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2. Mỹ, Đức và Anh phản đối chiến dịch quân sự của Nga, nước cũng là thành viên G20. Trung Quốc, Ấn Độ không chỉ trích Nga, trong khi Brazil đang tìm cách mua dầu diesel giá rẻ từ quốc gia này.

Ngoài khủng hoảng Ukraine, các thành viên G20 còn bất đồng liên quan đến nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu, sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu gần đây của OPEC+. Những bất đồng này đều được thể hiện trong tuyên bố chung của G20.

"Nhiều thành viên nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động đối phó với các thách thức dài hạn như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một thành viên cảnh báo về hậu quả của ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch quá sớm, kêu gọi chính sách chuyển đổi cân bằng, phù hợp trong ứng phó biến đổi khí hậu", tuyên bố chung có đoạn.

Dù khó đạt đồng thuận, G20 vẫn được coi là diễn đàn hữu ích để các nền kinh tế lớn trên thế giới đối thoại. Lãnh đạo các thành viên G20 dự kiến có mặt tại Bali, Indonesia để dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 11.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Mulyani Indrawati thừa nhận G20 đối mặt "nhiều thách thức" và "có quan điểm khác biệt". Tuy nhiên, nhóm vẫn đạt được tiến triển về một số vấn đề như tài chính bền vững, áp thuế tối thiểu toàn cầu với các doanh nghiệp lớn.

Người đồng cấp Đức Christian Lindner cho rằng "có nơi để chia sẻ ý kiến vẫn tốt hơn là không có gì". "Ngay cả khi có những quan điểm khác nhau, G20 vẫn là diễn đàn tốt cho đối thoại", bà nói với báo giới ngày 13/10.

Như Tâm (Theo Bloomberg, AFP)

LINK GỐC

...